Home Chia sẻ kiến thức BÉ MỌC RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC CÓ SAO KHÔNG?

BÉ MỌC RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC CÓ SAO KHÔNG?

by rangkhon.net
350 lượt xem

BÉ MỌC RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC CÓ SAO KHÔNG?

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, bé sẽ xuất hiện những chiếc răng sữa nhỏ xinh. Tuy nhiên đôi khi thứ tự mọc răng không như bình thường của bé sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết con mình có đang phát triển bình thường hay không. Như việc bé mọc răng hàm trên trước thì có sao không? Để giải đáp câu hỏi này, hôm nay mời mọi người cùng đọc qua bài viết dưới đây với Rangkhon.net để giải đáp một số thắc mắc xoay quanh quá trình mọc răng của bé nhé.

Trình tự mọc răng ở bé

Thông thường, các bà mẹ sẽ được biết rằng giai đoạn từ 6 tháng đến 12 tháng, bé nhà mình sẽ lần lượt mọc lên những chiếc răng sữa đầu tiên trong đời. Sau đó đến năm 2 tuổi, bé sẽ mọc hết 20 chiếc răng chia đều cho cả hàm trên và dưới. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng đi theo một chu trình mọc răng như thế. Điều này còn tùy thuộc vào sức đề kháng của bé, lượng canxi bé được bổ sung khi mẹ mang bầu…Tuy nhiên trình tự mọc răng ở bé thường sẽ theo một chu trình như sau:

BÉ MỌC RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC CÓ SAO KHÔNG 02
  • Răng cửa giữa: trong khoảng thời gian từ 6 tháng, mẹ sẽ thấy hai chiếc răng cửa nhỏ xinh được nhú lên, tuy nhiên đến khoảng 8 tháng thì hai chiếc răng cửa này mới bắt đầu được hoàn thiện. Đối với răng cửa thì chúng thường sẽ mọc thành cặp.
  • Răng cửa bên: đến tháng thứ 9, răng cửa bên sẽ tiếp tục xuất hiện. Những chiếc răng cửa bên ở hàm trên sẽ mọc lên trước so với hàm dưới. Nhưng cũng có khi sẽ là 4 chiếc răng xuất hiện cùng lúc ở cả hai hàm trên dưới.
  • Răng nhai thứ nhất: đến khi bé được 13 tháng tuổi, sẽ xuất hiện sự góp mặt của răng thứ nhất, bên cạnh đó là răng nhai. Khi chiếc răng này mọc lên, sẽ chừa ra một khoảng trống để răng nanh có thể mọc sau đấy.
  • Răng nanh: chức năng của răng nanh là giúp trẻ nhai, xé thức ăn dễ dàng hơn. Chiếc răng này sẽ mọc khi bé được khoảng 16 tháng tuổi, răng nanh sẽ mọc kế răng cửa bên trên một hàm răng.
  • Răng nhai thứ hai: khi bé tròn 2 tuổi, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những chiếc răng mới, đây chính là răng nhai thứ hai.
    Răng vĩnh viễn: khi bé được 6 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi, nhường chỗ cho những chiếc răng mới, chắc hơn, khỏe hơn. Lúc này những chiếc răng này sẽ không còn tự rụng ở một độ tuổi nào nữa. Ta gọi đây là răng vĩnh viễn.

Tuy trên đây là trình tự chính xác về quá trình bé mọc răng, nhưng các mẹ hãy căn cứ vào tình trạng sức khỏe, chất dinh dưỡng của bé nhà mình mà đánh giá nhé. Đừng vội hốt hoảng khi bé nhà mình có dấu hiệu chậm hoặc sớm mọc răng so với những bé cùng độ tuổi bạn nhé.

Dấu hiệu bé bắt đầu mọc răng

Trước khi mọc răng, bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu mà các mẹ có thể để ý để chăm sóc bé một cách dễ dàng hơn, hãy cùng Rangkhon.net xem một số những dấu hiệu sau xuất hiện khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng nhé:

  • Chảy nước dãi thường xuyên: điều này sẽ xuất hiện khi bé bước sang tháng thứ 4, nước dãi sẽ chảy trong vô thức, quanh miệng bé. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn chuẩn bị đón những chiếc răng đầu đời rồi đấy nên không cần quá lo lắng nhé.
  • Ngứa nướu, thích cắn: đối với những bé sắp mọc răng thì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, bé sẽ có xu hướng nhai, cắn đồ chơi…do đó ba mẹ hãy chú ý, vệ sinh mọi thứ xung quanh bé thật cẩn thận nhé.
  • Bé bị sốt nhẹ: tình trạng này sẽ xảy ra trước khi bé mọc răng, tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà ba mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà hoặc nhanh chóng đưa đến trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám khi bé có dấu hiệu sốt kéo dài.
  • Bé quấy khóc: sự khó chịu sẽ khiến bé dễ dàng bị quấy khóc, ba mẹ không nên căng thẳng mà hãy hiểu cho bé nhé. Hãy dụ trẻ bằng đồ chơi, hát ru…để trẻ quên đi sự khó chịu.
  • Bé chán ăn, khó ngủ: khi mọc răng, phần nướu sẽ bị đau nên bé chán ăn là chuyện vô cùng bình thường. Cơn đau có thể kéo dài khiến bé bị mất ngủ, giật mình thức giấc vào nửa đêm. Lúc này ba mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, xoa lưng để trẻ dễ ngủ.
BÉ MỌC RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC CÓ SAO KHÔNG 03

Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu sốt cao nhưng thấp hơn 39 độ C thì hãy: cho bé mặc đồ thông thoáng, để nhà cửa sạch sẽ, mát mẻ. Lưu ý nên chườm khăn ấm chứ không nên sử dụng khăn lạnh để tránh bé có thể bị sốc nhiệt.

Nếu bé mọc răng và sốt cao trên 39 độ C: luôn đo thân nhiệt của bé để nắm được tình hình một cách sớm nhất. Cho bé uống thuốc như đơn của bác sĩ đã cho. Tuy nhiên nếu tình trạng sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.

Cách chăm sóc khi bé mọc răng

Khi bé trong giai đoạn mọc răng, cả mẹ và bé đều sẽ trải qua những khoảng thời gian khá mệt mỏi và vất vả, dưới đây là một số lời khuyên Rangkhon.net muốn gửi đến các bạn để giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn này nhé:

BÉ MỌC RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC CÓ SAO KHÔNG 04
  • Không nên ép trẻ ăn khi bé không muốn, vì cơn đau kéo dài sẽ càng khiến bé khó chịu. Hãy cho bé ăn những thực phẩm được xay nhuyễn, mịn, hạn chế việc nhai hết sức có thể
  • Cho bé uống nước ép trái cây, ăn thêm canh để tăng sức đề kháng. Đối với trẻ quá nhỏ hãy cho bú mẹ nhiều hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn của bé để dù bé có ăn ít cho mỗi bữa nhưng khi gộp nhiều bữa lại bé vẫn sẽ có đủ cho mình năng lượng cần thiết trong một ngày.
  • Khi bé sốt, hạn chế ủ ấm con, hãy chườm khăn ấm và ăn mặc thông thoáng cho bé. Nếu sốt cao trên 39 độ hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám, không tự ý cho uống thuốc và kê đơn tại nhà.
    Bé mọc răng hàm trên trước có sao không?
    Có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc về việc bé nhà mình mọc răng không theo như thứ tự, bé mọc răng hàm trên trước thì có sao không? Sức khỏe có bị ảnh hưởng không hoặc lý do gì khiến bé mọc răng hàm trên trước?

Câu trả lời của Rangkhon.net chính là khi bé mọc răng hàm trên trước thì sức khỏe hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Tùy vào mỗi bé và lượng dinh dưỡng cũng như cơ địa, sự phát triển khác nhau, các bé sẽ có quá trình mọc răng khác nhau. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu các bạn muốn đảm bảo về tình trạng sức khỏe răng miệng cho bé, hãy đưa bé đến các phòng khám Nha khoa uy tín để được chăm sóc và thăm khám nhé.

Trên đây là những lời khuyên cũng như giải đáp của Rangkhon.net dành cho những bậc phụ huynh đang có bé nhỏ trong độ tuổi mọc răng và mọc răng hàm trước. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi Bé mọc răng hàm trên trước có sao không cũng như cách chăm sóc cho bé khi bé mọc răng.

ĐỌC BÀI VIẾT KHÁC

Để lại bình luận

Website sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có đồng ý cho phép sử dụng không? Tìm hiểu thêm

Chính sách riêng tư và bảo mật