Home Chia sẻ chuyên môn Bs. Đoàn Lâm Tú – Phenotype mô quanh implant

Bs. Đoàn Lâm Tú – Phenotype mô quanh implant

by Răng Khôn
430 lượt xem

Tiếp nối bài trình bày về vấn đề nướu/lợi sừng hóa quanh implant của bcv Đỗ Hoàng Việt, xin phép chia sẻ cùng quý đồng nghiệp về mô quanh implant theo y văn được cập nhật mới nhất năm 2020.

Phenotype mô quanh implant

Khi đề cập đến mô nha chu trên răng thật hay mô quanh implant, trước đây hay dùng thuật ngữ “biotype”. Từ năm 2017, World Workshop về Nha chu đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “phenotype” thay thế cho “biotype” khi nói về mô nha chu. “Biotype” mang hàm ý chỉ kiểu gen (genotype), đơn thuần mang hàm ý về tính di truyền. Còn “phenotype” được định nghĩa là sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường (hay còn được dịch là kiểu hình).
Mô quanh implant bao gồm mô mềm và mô cứng. Mô mềm được phân tích thành 3 thành phần: bề rộng niêm mạc sừng hóa (keratinized mucosa width), bề dày niêm mạc (mucosal thickness) và chiều cao mô mềm trên mào xương (supracrestal tissue height).

Khác với mô nướu quanh răng, chỉ đề cập tới hai yếu tố là bề dày nướu sừng hóa và bề dày nướu. Về mô cứng, các tác giả chỉ lưu ý đến bề dày xương quanh implant.

1) Bề rộng mô sừng hóa quanh implant được phân thành: đủ mô sừng hóa (>=2mm) và thiếu mô sừng hóa (<2mm). Liên hệ tới lâm sàng, nên phải duy trì đủ mô sừng hóa ở cả phía ngoài lẫn phía trong; giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm mô quanh implant. Đến năm 2017, Workshop Nha chu thế giới khẳng định y văn cân bằng về vấn đề mô sừng hóa giúp duy trì sự lành mạnh của mô quanh implant. Tuy nhiên từ sau 2017 tới nay, càng nhiều bằng chứng khẳng định được vai trò của mô sừng hóa (Tavelli 2020) –> nở rộ các kỹ thuật giúp duy trì và tăng mô sừng hóa trong cấy ghép nha khoa.

2) Bề dày niêm mạc (mô mềm)

Thuật ngữ này chỉ kích thước mô mềm quanh implant theo chiều ngang, bất kể đủ hay thiếu mô sừng hóa; có sự khác biệt giữa phía ngoài và phía trong. Bề dày mô mềm dưới 2mm gọi là phenotype mỏng, trên 2mm gọi là phenotype dày. Bề dày mô mềm, đặc biệt là phần phía thân, đóng vai trò thiết yếu về cả chức năng lẫn thẩm mỹ: mô mềm dày có thể che phần ánh kim loại của abutment ở mặt ngoài vùng thẩm mỹ; bù trừ cho thiếu xương mặt ngoài….

3) Chiều cao mô mềm trên mào xương

Chỉ kích thước theo chiều đứng của mô mềm quanh implant: tính từ bờ mô mềm tới đỉnh xương. Khác với hai thành phần trên, chiều cao mô mềm phải đánh giá xung quanh implant, phía gần, xa và ngoài, trong. Khác với khoảng sinh học trên răng thật (từ năm 2017 sử dụng thuật ngữ khác: supracrestal tissue attachment: mô bám dính trên mào xương), chiều cao mô mềm không có bám dính mô liên kết theo chiều ngang mà chỉ gồm bám dính biểu mô kéo dài và sợi trên đỉnh xương có hướng gần song song với abutment. Theo y văn, chiều cao mô mềm quanh implant lớn hơn răng thật từ 1 đến 1.5 mm. Chiều cao mô mềm được phân thành 2 loại: short (<3mm) và cao (>= 3mm). Vai trò của chiều cao mô mềm (hay khoảng sinh học trên implant) là hạn chế tiêu xương vùng cổ implant nếu đảm bảo đủ chiều dày mô mềm (3-4mm, khác biệt giữa răng trước và răng sau).

4) Phenotype bề dày xương quanh implant: mỏng (<2mm); dày (>=2mm).

Tổng kết: 4 thành phần mô quanh implant nên được đánh giá, phân loại tỉ mỉ trên lâm sàng. Giá trị ngưỡng đưa ra còn phụ thuộc vào vị trí răng trước hay răng sau và có thể không áp dụng được trong một số tình huống đặc biệt như vùng đang viêm nhiễm tại chỗ (ảnh hưởng đến hình thái, kích thước, sự nguyên vẹn của mô).

Main reference

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32027021/

Phenotype mô quanh implant
Phenotype mô quanh implant

ĐỌC BÀI VIẾT KHÁC

Để lại bình luận

Website sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có đồng ý cho phép sử dụng không? Tìm hiểu thêm

Chính sách riêng tư và bảo mật