Xin gửi lời chào tới quý anh chị đồng nghiệp, em xin phép chia sẻ vài dòng về thuốc tê nha khoa. Mong nhận được góp ý từ mọi người.
—— ARTICAINE VS LIDOCAINE—–
Phải nói rằng thuốc tê là một trong những phát minh vĩ đại của loài người. Cứ hãy tưởng tượng rằng nhổ răng không có thuốc tê như thời Trung Cổ… so terrible…. Dù là bs tổng quát hay bs phẫu thuật, là người sử dụng hằng ngày, ắt hẳn chúng ta cũng muốn hiểu thêm về thuốc tê. Bài viết này tác giả viết vào thời điểm Lido nghe nói hết hàng và có loại thuốc tê khác. Do đó, tâm lý chung có phần e dè vì phải thay đổi và vì Lido đã được sử dụng từ rất lâu với hiệu quả lâm sàng và tính an toàn đã được kiểm chứng.
Articaine giới thiệu vào những năm 70 ở châu Âu. Nhiều nhà lâm sàng khuyến cáo, giới saler tung hô, có bài báo giật title: Lignocaine too Good or Articaine the Best? [Patil 2016].
Tác giả đứng trước câu hỏi thực tiễn lâm sàng từ nhiều đồng nghiệp: Articaine có tốt hơn Lido? An toàn không?Hiệu quả như thế nào?
Trong khoa học, để so sánh 2 vấn đề, 2 loại thuốc, 2 kỹ thuật, cần thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, đưa về cùng “hệ quy chiếu” so sánh có ý nghĩa thống kê và hoặc có ý nghĩa lâm sàng. So sánh 2 loại thuốc tê rất khó chuẩn hóa vì còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật gây tê, giải phẫu, tình trạng viêm nhiễm, yếu tố toàn thân bệnh nhân… Thế nên cùng xem lại y văn để tìm câu trả lời!
Bàn về vấn đề AN TOÀN
Dị ứng: đây là mối quan tâm hàng đầu khi các nhà lâm sàng chọn lựa thuốc tê. Vốn đã quá quen với Lido 2% (tỉ lệ dị ứng thấp, y văn phong phú), một chút e dè khi chuyển sang Arti 4% là dĩ nhiên. Arti và Lido hay các thuốc tê amid khác tương tự nhau về tần suất, biểu hiện và các mức độ dị ứng [Malamed 2001]; thấp hơn các thuốc tê este. Ngoài ra còn phải xét đến vấn đề dị ứng do các thành phần khác có trong ống thuốc tê như chất kháng nấm, chống oxi hóa, chất co mạch,…
Nguy cơ quá liều-độc tính: cả Lido và Arti đều tác động tương tự lên hệ thần kinh trung ương (CNS) và hệ tim mạch (CVS). Thường quá liều do chích trúng mạch máu. Nếu tiêm trúng mạch tần suất gây biến chứng và mức độ trầm trọng lên CNS: Lido cao hơn Arti; lên CVS: tương đương [Oertel 1999]. Thời gian bán hủy Arti khoảng 20 phút < Lido 90 phút –> an toàn hơn khi gây tê thêm, ít nguy cơ quá liều sau 30 phút [Isen 2000]
Chuyển hóa: Lido 70% chuyển hóa qua gan nên lưu ý ở bn suy giảm chức năng gan. Riêng Arti có cấu trúc este làm thuốc chuyển hóa nhanh trước đi đến gan tới 90% –> tại gan chỉ 5-10% [Patil 2016]. Sản phẩm chuyển hóa chính Arti là Acid Aricainic chưa ghi nhận gây độc toàn thân, trong các sản phẩm chuyển hóa Lido là Xylidide có nguy cơ gây độc [Oertel 1997]
Dị cảm thần kinh: có thể do độc tính thuốc tê hay do chấn thương. Haas và Lennon 1995 nghiên cứu trên 20 năm, Arti có tỉ lệ dị cảm 2.27/ 1.000.000 lần tiêm thuốc cao hơn mức mong muốn nhưng không có ý nghĩa.
Bàn về HIỆU QUẢ.
Thật khó để xác định hiệu quả trong việc gây tê là do thuốc tê hay do kĩ thuật. Nhưng đã là thuốc tê thì nếu được đưa đến đúng vị trí có thần kinh cần block –> tê bất kể loại màng tế bào thần kinh nào. Về hiệu quả, có thể xét đến: thời gian bắt đầu tê mau hay lâu? Thời gian tê ngắn hay dài? Có hiệu quả trong một số trường hợp khó khăn và dễ thất bại?
Thời gian bắt đầu tê mau hay lâu: nói đơn giản số phân tử qua được màng tế bào thần kinh (dạng base), phụ thuộc: nồng độ dạng base/acid; khả năng vượt qua màng tế bào (bản chất lipid); viêm nhiễm tại vị trí tê (pH thấp –> giảm base/acid). Về phần này, Arti không chỉ hơn Lido mà còn vượt trội so với các thuốc tê amid khác do cấu trúc dị vòng Thiophen của Arti làm tăng khả năng tan trong lipid [Isen 2000] và do nồng độ Arti 4%. Tuy pKa gần tương đồng (Lido 7.9 Arti 7.? nhưng nồng độ g/100ml gấp đôi (hiệu chỉnh với khối lượng phân tử) –> số phân tử Arti 4% gấp 1.65 lần Lido 2%.
Thời gian tê: Arti lâu hơn Lido (75 phút so với 60 phút khi gây tê tại chỗ; khoảng 120 phút so với 90 phút khi gây tê vùng) do khả năng gắn kết protein huyết tương cao.
Một số tình huống không thành công khi gây tê với Lido như: viêm nhiễm tại chỗ; gây tê tại chỗ mặt ngoài RCL hàm dưới (mặc dù gây tê vùng thành công)
Liệu Arti có là cứu cánh?
Nizharadze 2014 kết luận Articaine là lựa chọn tốt cho gây tê tại chỗ, đặc biệt tại vùng mô viêm nhiễm.
Vree 2005: Arti có hiệu quả khi gây tê trên bệnh nhân hạ Kali do kích thích quá mức.
Kanna 2006 Arti có tỉ lệ thành công cao hơn khi gây tê tại chỗ mặt ngoài răng sau hàm dưới.
RTE: hiện nay Arti cũng đc chỉ định cho cả trẻ dưới 4 tuổi. Nizharadze 2011 còn khuyến cáo là first choice. Tuy nhiên nên lưu ý nồng độ 4%. Gây tê mặt ngoài có thể tê cả mặt trong.
Tổng quan của Brandt 2011 so sánh trực tiếp Lido và Arti về hiệu quả lâm sàng ở các vị trí can thiệp khác nhau + các kỹ thuật gây tê khác nhau cho thấy:
Gây tê cận chóp: strong evidence Arti > Lido
Gây tê vùng: weak evidence Arti > Lido
Gây tê dây chằng: Arti = Lido.
Tiêu chí đánh giá dựa trên tỉ lệ phần trăm gây tê thành công.
**** Lưu ý khi sử dụng trên lâm sàng liều tối đa như hình ****
KẾT
Arti cho thấy tính an toàn và hiệu quả; thậm chí có phần ưu việt hơn phần còn lại. Tuy nhiên, không quá rõ rệt. Chúng ta sẽ không còn dè dặt, chúng ta có thêm 1 loại thuốc tê nữa để chọn lựa. Xin phép được khép lại tại đây, cám ơn quý đồng nghiệp đã đọc đến dòng cuối cùng!
Hình ảnh minh họa không phải của tác giả.
Main References: