Home Chia sẻ kiến thức Có nên giữ răng khểnh không? Nguyên nhân mọc răng khểnh

Có nên giữ răng khểnh không? Nguyên nhân mọc răng khểnh

by
257 lượt xem

Có nên giữ răng khểnh không? Làm thế nào để xử lý răng khểnh một cách an toàn? Hãy cùng Rangkhon.net tìm hiểu chi tiết thông tin về vấn đề ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân xuất hiện răng khểnh

Răng khểnh hay còn gọi là răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 và bị mọc lệch hẳn ra bên ngoài cung răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khiến răng số 3 mọc lệch, một trong số đó có thể kể đến như sau:

Nguyên nhân xuất hiện răng khểnh
Di truyền, có thói quen xấu, không chăm sóc răng miệng đầy đủ,…khiến răng mọc lệch
  • Do yếu tố di truyền: Các yếu tố gương mặt có thể được di truyền lại lại cho các thế hệ sau. Vậy nên nếu gia đình có ông bà, bố mẹ răng khểnh thì con cái xác xuất cao mọc răng khểnh.
  • Do thói quen xấu lúc nhỏ: Những hành động ở tuổi mới lớn như dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, không chăm sóc răng miệng đầy đủ… cũng có thể khiến răng bị lệch ra khỏi cung hàm.
  • Do sự chen lấn khi răng mọc lệch: Trong khoảng độ tuổi 10 – 12, trẻ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Các răng sữa chưa kịp rụng mà răng mới đã mọc chèn lên sẽ làm lệch hướng răng nanh.

Có nên giữ răng khểnh không?

Việc có nên giữ răng khểnh không tùy thuộc vào vị trí, mức độ ảnh hưởng, nhu cầu của bản thân những người có răng khểnh….Tuy nhiên chúng tôi tin rằng, với những thông tin được chia sẻ dưới đây, các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định cho mình.

– Ưu điểm

  • Răng khểnh khi mọc ở vị trí không quá xa so với những chiếc răng khác bên cạnh, thì vẫn có chức năng cắn xé thức ăn. Nhờ vậy giúp hệ tiêu hóa của chúng ta tốt hơn.
  • Ngoài ra trong văn hóa Á Đông, răng khểnh còn được coi là điểm nhấn tạo nét duyên dáng cho hàm răng và nụ cười.
Răng khểnh tạo nét duyên dáng cho hàm răng và nụ cười.
Răng khểnh tạo nét duyên dáng cho hàm răng và nụ cười.

– Nhược điểm

Tuy nhiên, không phải răng khểnh nào cũng tốt. Ví dụ điển hình có thể kể đến như sau:

  • Một số trường hợp răng mọc lệch quá nhiều khiến chúng không thể phát huy chức năng cắn xé thức ăn. Đồng thời, khi màu sắc răng không được trắng sáng, cũng như răng khểnh quá nhọn, nó sẽ gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin cho nhiều người khi giao tiếp.
  • Ngoài ra, vị trí của răng khểnh cũng khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Từ đó dễ gây viêm nhiễm, sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
  • Những răng khểnh có kích thước lớn còn khiến cho môi bị cộm, gây khó khăn trong việc phát âm…

Tóm lại, nếu răng khểnh của bạn sau khi thăm khám và được các nha sĩ chẩn đoán không có gì bất thường. Ngoài ra độ lớn của răng vừa phải, vị trí của răng không ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày…các bạn hoàn toàn có thể giữ lại răng khểnh.

Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy thiếu tự tin với chiếc răng khểnh của mình, cũng như chiếc răng đó không đảm bảo được chức năng cắn xé thức ăn, hay mọc tại vị trí gây khó khăn cho việc vệ sinh, răng quá nhọn…các bạn có thể cân nhắc việc can thiệp với nó nhé.

Răng khểnh khiến vệ sinh răng miệng khó khăn hơn
Răng khểnh khiến vệ sinh răng miệng khó khăn hơn

Hướng xử lý răng khểnh an toàn

Nếu bạn muốn can thiệp để xử lý răng khểnh, hiện nay có 2 phương pháp phổ biến. Tùy vào từng trường hợp, các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

Niềng răng

Niềng răng được hiểu là thủ thuật sử dụng khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Hiện có nhiều phương pháp niềng răng phổ biến có thể kể đến như: Niềng răng mắc cài, niềng răng invisalign…

Niềng răng
Niềng là một trong những biện pháp khắc phục răng khểnh an toàn

Nhổ răng

Trong một số trường hợp không thể can thiệp bằng cách niềng răng, các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp nhổ răng. Tuy nhiên răng có sự liên kết chặt chẽ đến các dây thần kinh của cơ thể. Do vậy các bạn chỉ nhổ răng khểnh sau khi được sự tư vấn và chỉ định từ những người có chuyên môn. Ngoài ra, việc nhổ răng cũng cần được thực hiện bởi các nha sĩ/bác sĩ tay nghề cao, có đầy đủ dụng cụ cần thiết.

Việc nhổ răng sẽ được thực hiện trong một số trường hợp sau:

  • Răng khểnh bị các bệnh lý không thể điều trị khỏi và có nguy có gây lây lan sang các răng khác hoặc gây biến chứng năng như: viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu,…
  • Răng bị chồi lên quá cao, gây khó khăn cho việc nhai nuốt thức ăn và không thể khắc phục bằng phương pháp niềng.
  • Sự chênh lệch giữa răng khểnh và răng bên cạnh quá lớn, gây khó khăn cho việc vệ sinh, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh về răng miệng như: sâu răng đau nhức, viêm nha chu, viêm tủy,… và cũng không thể khắc phục bằng phương pháp thông thường.

Có nên giữ răng khểnh hay không? Qua bài viết này chúng tôi tin rằng bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn về sức khỏe răng miệng hãy liên hệ ngay Rangkhon.net nhé!

ĐỌC BÀI VIẾT KHÁC

Để lại bình luận

Website sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có đồng ý cho phép sử dụng không? Tìm hiểu thêm

Chính sách riêng tư và bảo mật