Home Chia sẻ chuyên môn Dr. Việt Hoàng – TÁC DỤNG PHỤ TRONG CHỈNH NHA (CƠ HỌC DÂY THẲNG)

Chào các BS của SYD, lại là em đây, em xin làm phiền các BS 1 chút.
Tuần này không có Webinar nên em xin post 1 bài để chia sẻ và thảo luận cùng các Bs (Bài khá dài xin các BS thông cảm ạ):
??DÂY THẲNG CHỈ ĐẸP CHỈ HAY KHI TA BIẾT KIỂM SOÁT TÁC DỤNG PHỤ ??
? TÁC DỤNG PHỤ TRONG CHỈNH NHA (CƠ HỌC DÂY THẲNG) ?
???
I. Bowing Effect (Hiệu ứng chèo thuyền)

  1. Vertical bowing (Roller coaster effect): Hiệu ứng cuộn
    Hiệu ứng rất thường gặp trong pha đóng khoảng (Space closure) như hình kèm theo bài.
    Cách xử lý: Để tránh tình trạng này, trong pha đóng khoảng em thường vuốt reverse bù lại hiệu ứng này.
  2. Transverse bowing
    Có 2 trường hợp
    a. Trong kéo lui răng nanh
    Khi kéo răng nanh, dùng 1 lực quá mạnh có thể làm cong dây cung (Như Hình) có thể làm trồi các răng cửa khi kéo lui răng nanh.
    Thông thường sẽ có 4 phase trong kéo lui răng nanh. Nếu kéo đúng sẽ không có tình trạng tác dụng phụ như trên, tuy nhiên là sẽ khó tiên đoán, cần phải kiểm soát tốt (Tham khảo trang 115,116,117) trong sách Esthetic and Biomechanics in biomechanic của GS Nanda)
    Cách xử lý: kiểm soát lực kéo.
    b. Trong giai đoạn alignment
    Trong trường hợp khi chân răng nanh tip về phía gần, khi đi dây thẳng sẽ tạo hiệu ứng nghiêng thân răng ra trước, gây 2 tác dụng phụ:
  • Chìa răng cửa thêm (Có 1 BS nói với em sẽ không bị chìa vì răng cửa bên ngăn lại, nhưng theo em là vần gây chìa răng cửa)
  • Tạo hiệu ứng chèo thuyền như hình làm mất neo (Khối răng sau di chuyển ra trước)
    Cách xử lý: laceback giữ thân răng nanh lại.
    ⚡️⚡️⚡️
    II. Tác dụng phụ ở những trường hợp răng quá lệch lạc, sẽ tạo tác dụng phụ gây cắn hở như hình. (Trường hợp này chắc các bs biết hết rồi ạ, em chỉ muốn thêm vào cho đầy đủ)
    Cách xử lý: phân đoạn kéo lui răng nanh, piggy back…
    ☀️☀️☀️
    III. Hình ở ca chen chúc nặng, em dùng dây thẳng kết hợp ống luồn để có đủ được cơ học V bend tốt (Geometry VI theo hình học V bend của GS Bútone, đính kèm ở hình dưới)
    Theo như hình nếu đi dây thẳng by pass qua răng cửa giúp có thể thay đổi độ tip của răng nanh tốt nhờ kết hợp laceback và cơ học V bend, nếu đi phân đoạn sẽ không có tác dụng nghiêng chân lại tốt bằng (xét trên việc ít bẻ dây, vì kiến thức em cũng còn kém ạ)
    Dạ trên đây là chia sẻ của em, cám ơn các bs đã theo dõi ạ, em rất muốn được các bs bàn luận thêm ạ.
    Link sách cho các BS cần ạ:
    https://drive.google.com/…/1XlxhDL…/view…
    Chúc các bs buổi tối vui vẻ ạ, em xin chân thành cám ơn.

ĐỌC BÀI VIẾT KHÁC

Để lại bình luận

Website sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có đồng ý cho phép sử dụng không? Tìm hiểu thêm

Chính sách riêng tư và bảo mật