RĂNG SỮA LUNG LAY BAO LÂU THÌ NHỔ?
Việc răng sữa dần rụng đi để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn là hiện tượng vô cùng bình thường đối với trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi. Việc thay răng đối với trẻ nhỏ sẽ là một trải nghiệm khó quên đánh dấu việc trẻ đã dần “lớn lên”. Tuy nhiên vấn đề răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ lại khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Hôm nay, hãy cùng Rangkhon.net giải đáp nhé.
Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng mọc lên đầu tiên, đánh dấu quá trình phát triển của trẻ. Tùy vào thể trạng, sức khỏe của mỗi trẻ mà chiếc răng đầu tiên sẽ mọc ở những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên thông thường răng sữa sẽ xuất hiện lần đầu khi trẻ được khoảng 6-7 tháng tuổi.
Răng sữa khác răng vĩnh viễn ở chỗ chúng sẽ mọc sau đó tự lung lay và rụng. Đến tuổi thay răng, răng vĩnh viễn bên dưới sẽ bắt đầu “ló dạng” khiến tiêu chân răng sữa làm chiếc răng này tự rụng.
Răng sữa đóng vai trò khá quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ, giúp trẻ có thể nhai thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn từ các loại thực phẩm khác nhau. Răng sữa cũng góp phần định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này nên nếu răng sữa có mọc lệch, mọc sai hướng thì có thể tương lai răng vĩnh viễn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Đây là câu hỏi rất nhiều bậc phu huynh quan tâm. Răng sữa lung lay bao lâu thì mới được nhổ? Thật ra răng sữa khi bị tiêu phần chân răng có thể sẽ tự rụng nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Chúng ta không cần thiết phải “nhổ” răng sữa bởi chúng sẽ tự rụng theo quy luật phát triển tự nhiên ở trẻ.
Khi răng sữa lung lay, chính là răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện. Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, cũng đừng vội nhổ đi chiếc răng sữa khi chúng chỉ vừa lung lay. Bởi lúc này sẽ dễ khiến trẻ đau, chảy máu nhiều khi nhổ và dễ gây ra nhiễm trùng, áp xe mưng mủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nên đợi đến khi răng lung lay nhiều, chân răng gần như sắp đứt hết thì mới thao tác thật nhẹ nhàng, dùng tay loại bỏ răng sữa giúp trẻ.
Có một số trường hợp, khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện nhưng răng sữa lại chưa rụng đi khiến răng mọc bị chen chúc, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến nướu của trẻ nhỏ. Lúc này chúng ta cần đến sự can thiệp của các bác sĩ có chuyên môn để đưa ra giải pháp hợp lý. Cha mẹ không nên tự ý dùng tay nhổ đi răng sữa khi chưa có dấu hiệu lung lay, tránh gây tổn thương cho trẻ và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Có nên nhổ răng cho trẻ tại nhà và những lưu ý
Có không ít những phụ huynh đã và vẫn đang giúp trẻ thực hiện thao tác nhổ đi những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy đây là một việc làm không quá khó khăn, nhưng nếu không chú ý sẽ dễ gây ra tổn thương cho trẻ. Việc nhổ răng và vệ sinh không đúng cách có thể khiến trẻ bị viêm nha chu, ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn.
Không cố gắng nhổ răng khi trẻ không đồng tình hoặc đang quấy khóc, lúc này trẻ sẽ giãy dụa và dễ nuốt phải chiếc răng vừa mới được nhổ ra. Không cố nhổ răng cho trẻ khi trẻ chưa ổn định về mặt tâm lý, lúc này sự giằng co có thể khiến các bậc phụ huynh thao tác không cẩn thận, dễ gây chảy máu ở trẻ, chảy máu nhiều hoặc khó cầm máu. Khiến trẻ lo sợ ở những lần thay răng tiếp theo.
Đặc biệt, đối với những trẻ có bệnh về chứng máu khó đông, tiểu đường type 1, tim mạch, suy giảm miễn dịch…tuyệt đối không được phép thực hiện việc nhổ răng tại nhà. Bởi nếu không được thao tác kỹ và vệ sinh không đúng cách sẽ cực kỳ dễ khiến bé bị nhiễm trùng ở mức độ vô cùng nặng nề và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy cơ quan gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Do đó, nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc các chứng bệnh nêu trên, bố mẹ không nên tự ý thao tác nhổ răng sữa tại nhà cho bé. Nên đưa đến các phòng khám nha khoa uy tín để các bác sĩ có thể can thiệp và xử lý mọi tình huống kịp thời cũng như có phương pháp phù hợp cho trẻ.
Hướng dẫn nhổ răng sữa tại nhà đúng cách cho trẻ
Chúng ta đã nói về những lưu ý khi các bậc phụ huynh muốn thực hiện việc nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ, tiếp theo chính là hướng dẫn làm thế nào để có thể thao tác nhổ răng cho trẻ một cách nhẹ nhàng và vệ sinh nhất để tránh gây ra đau đớn cũng như tổn thương không đáng có cho trẻ.
- Rửa tay thật sạch dưới vòi nước sạch và xà phòng, sau đó lau khô tay với khăn sạch trước khi tiến hành nhổ răng cho trẻ để bảo đảm vệ sinh
- Khuyến khích trẻ chủ động khiến răng sữa của mình bật góc bằng tác động từ lưỡi hoặc tay. Trẻ tự làm sẽ có thể chủ động và tự ý thức đến khi nào là phù hợp với mình.
- Sau đó, cầm thân răng với một miếng gạc sạch và dùng một lực xoắn vặn nhỏ, răng sẽ đứt gốc và rơi ra.
- Cho trẻ cắn một viên gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu liên tục trong 5 đến 10 phút. Tuy nhiên nếu máu khó cầm hoặc chảy quá nhiều, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc phòng khám nha khoa gần nhất để được thăm khám.
- Sau khi máu đã cầm, kiểm tra nướu tại vị trí cũ để đảm bảo không còn dấu tích nào của chân răng cũ còn sót lại để tránh hiện tượng nhiễm trùng.
Trên đây là các bước nhổ răng sữa mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và thao tác tại nhà. Nhưng nếu lần đầu tiên không thể thao tác dễ dàng được hãy kiên nhẫn giải thích cho trẻ về việc nếu không nhổ đi chiếc răng sữa sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Tuyệt đối không sử dụng các động tác thô bạo để nhổ răng cho trẻ sẽ để lại ảnh hưởng tâm lý cho trẻ ở những lần thay răng sau.
Trên đây là những câu hỏi và giải đáp của Rangkhon.net về việc răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ được. Hy vọng các bạn sẽ thích bài viết này.