Home Chia sẻ kiến thức XỬ LÝ RĂNG BÉ BỊ MỌC LỆCH VÀO TRONG THẾ NÀO?

XỬ LÝ RĂNG BÉ BỊ MỌC LỆCH VÀO TRONG THẾ NÀO?

by rangkhon.net
579 lượt xem

XỬ LÝ RĂNG BÉ BỊ MỌC LỆCH VÀO TRONG THẾ NÀO?

Việc trẻ thay răng chắc chắn không chỉ là niềm vui của bố mẹ mà còn là sự thích thú của trẻ khi phát hiện mình đang trưởng thành hơn mỗi ngày. Tuy nhiên khi những chiếc răng cũ rụng đi, răng mới bắt đầu phát triển thì bố mẹ lại có nỗi lo lắng nếu như răng của con bị mọc lệch, gây xô đẩy hoặc khiến hàm không đều thì phải xử lý thế nào? Hãy cùng Rangkhon.net giải đáp trong bài viết này nhé.

Răng mọc lệch là gì?

Răng mọc lệch là hiện tượng răng mọc lên không thẳng hàng, không đều, có xu hướng lệch ra bên ngoài hoặc lệch vào trong so với những chiếc răng bình thường khác. Răng mọc lệch sẽ khiến hàm răng chúng ta trở nên mất thẩm mỹ, không đều, đẹp. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, khớp cắn, dễ gây ra các bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nướu….

Nguyên nhân răng mọc lệch?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng mọc lệch, có thể là do di truyền hoặc những thói quen từ bé bị ảnh hưởng. Rangkhon.net sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Xương hàm và răng không cân đối

Khi những chiếc răng sữa mất đi, chúng sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên những chiếc răng vĩnh viễn khi mọc có thể bị xô lệch khi răng quá to hoặc quá nhỏ so với xương hàm dẫn đến việc răng bị mọc lệch.

Nếu răng to hơn phần xương hàm dễ xảy ra hiện tượng không đủ diện tích cho răng mọc và phát triển bình thường, chúng sẽ mọc theo nhiều hướng khác nhau để có thể đủ diện tích phát triển. Do đó sẽ dễ thấy răng bị mọc không đều, chen chúc nhau gây mất thẩm mỹ.

Nếu răng nhỏ hơn so với xương hàm thì sẽ xảy ra tình trạng răng thưa, dễ làm mắc thức ăn thừa vào răng gây phát triển vi khuẩn ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe răng miệng gây sâu răng, hơi thở có mùi, viêm nha chu, viêm lợi….

RĂNG BÉ MỌC LỆCH VÀO TRONG 02

Nghiến răng

Đây là một thói quen không tốt với trẻ nhỏ, có một số trẻ thường nghiến răng rất mạnh, việc này dễ gây ra tác động làm vỡ men bờ cắn của một hoặc nhiều chiếc răng, dễ dẫn đến sâu răng và khiến răng bị mọc lệch về sau.

Thở bằng miệng

Trẻ thở bằng miệng thường do đường hô hấp yếu, đường mũi bị cản trở hoặc những bệnh lý khác liên quan làm ảnh hưởng. Tuy nhiên việc thở bằng miệng dễ khiến răng có xu hướng phát triển ra phía trước dẫn đến hô, vẩu, hàm lệch, lệch khớp cắn khiến trẻ dễ bị hô.

Mút tay hoặc ti giả

Có rất nhiều trẻ có thói quen mút tay, đến khi lớn nếu không điều chỉnh sẽ dễ khiến xương hàm của trẻ bị ảnh hưởng, việc bị tay đẩy nhiều lần sẽ khiến răng dễ bị mọc lệch, xiên vẹo không thẳng hàng. Ti giả cũng góp phần khiến răng trẻ bị mọc lệch khi liên tục sử dụng lâu, phần hàm dưới sẽ bị đưa ra ngoài, trẻ khó kiểm soát tuyến nước bọt hơn.

Những trường hợp răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều những trường hợp răng mọc lệch ở trẻ nhỏ, có thể do những nguyên nhân trên hoặc do di truyền, do những thói quen từ bé…Dưới đây là những trường hợp răng mọc lệch thường thấy nhất ở trẻ.

Răng cửa mọc lệch

Khi răng cửa bị mọc lệch sẽ có chiều hướng thành hình chữ “V”, răng bị nhô ra hoặc bị thụt vào trong so với những chiếc còn lại trên cùng một hàm. Răng cửa là chiếc răng dễ nhận thấy nhất nên sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt nhất khi cười, nói chuyện. Răng cửa mọc lệch có thể là một hoặc nhiều răng trên cùng một hàm.

Các kiểu răng cửa mọc lệch thường thấy:

  • Mọc lệch hình chữ “V”
  • Mọc lệch nghiêng cùng bên hoặc khác bên
  • Mọc lệch không đều, một răng mọc chìa ra ngoài hoặc một răng bị lệch vào trong
RĂNG BÉ MỌC LỆCH VÀO TRONG 03

Răng hàm dưới mọc lệch vào trong

Là tình trạng răng ở hàm dưới không mọc theo phương thẳng đứng để đều với các răng hàm trên hoặc răng trên cùng một hàm mà mọc lùi vào phía trong, gây ra hiện tượng xô lệch, không đều. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai và sức khỏe răng miệng cũng như tiêu hóa.

Răng hàm trên mọc lệch

Cũng như răng hàm dưới mọc lệch, răng hàm trên mọc lệch cũng là những chiếc răng không mọc theo hướng thẳng đứng như bình thường, có thể là lệch ra bên ngoài dẫn đến tình trạng hô, vẩu không đều. Hoặc mọc lệch vào trong gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến quá trình làm nhỏ thức ăn.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 – bao gồm 4 chiếc sau cùng sẽ phát triển với người trưởng thành trong độ tuổi từ 17 đến 25 sau khi chúng ta đã mọc đủ 28 chiếc răng. Răng khôn có thể mọc lệch thành nhiều dạng:

  • Mọc nằm ngang 90 độ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng bên cạnh, xảy ra hiện tượng tiêu xương, viêm nhiễm.
  • Mọc lệch vào phần má khi nhai sẽ dễ bị ảnh hưởng gây nhiệt miệng, sưng đau
  • Mọc lệch gần: răng hướng vào răng số 7 bên cạnh, dễ bị mắc thức ăn thừa gây sâu răng, ảnh hưởng đến răng bên cạnh
  • Mọc lệch xa: răng hướng xa răng số 7 nhưng phần chân răng có thể bị kẹt hoặc chen chúc với răng số 7 dễ dẫn đến hiện tượng tiêu xương, những trường hợp nặng hơn có thể phải nhổ cả hai răng số 7 và số 8.

Ảnh hưởng của răng mọc lệch với trẻ

Răng mọc lệch thường sẽ gây ra những bất tiện trong việc nhai, khớp cắn, ảnh hưởng thẩm mỹ cả gương mặt. Bên cạnh đó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với trẻ nhỏ như:

  • Thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác
  • Khớp cắn không đều, khó nghiền nhuyễn thức ăn ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa
  • Răng mọc lệch có thể dẫn đến việc xô đẩy cả hàm, làm cả hàm răng trở nên không đều chứ không chỉ riêng một hoặc hai chiếc
  • Việc răng mọc không đều sẽ gây khó khăn trong việc làm sạch, vệ sinh răng, dễ dẫn đến các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sâu răng, sưng nướu, viêm nha chu….

Cách khắc phục răng mọc lệch

Hiện nay, công nghệ tiên tiến giúp chúng ta luôn có giải pháp để xử lý những vấn đề liên quan đến răng – hàm – mặt. Việc khắc phục răng mọc lệch đã phổ biến và hoàn toàn có thể cải thiện ở trẻ.

Bố mẹ nên dắt các bé đến những phòng khám uy tín để được thăm khám và chẩn đoán về tình trạng răng miệng ngay từ những chiếc răng đầu tiên để bác sĩ có thể dễ dàng kiểm soát và đưa ra hướng giải quyết sớm nếu trẻ có hiện tượng răng mọc lệch.

Tập thay đổi những thói quen chưa tốt ở trẻ để hạn chế dẫn đến răng mọc lệch như ti giả, nút tay, cắn bút, thở bằng miệng…theo hướng dẫn của các bác sĩ tại phòng khám nha khoa.

RĂNG BÉ MỌC LỆCH VÀO TRONG 04

Theo dõi quá trình phát triển răng ở trẻ để có thể kịp thời tìm hướng giải quyết. Bên cạnh đó nên chỉ các bé cách chăm sóc răng miệng từ sớm để hạn chế việc sâu răng. Ba mẹ cũng đừng nên quá hoảng hốt khi phát hiện trẻ có răng mọc lệch, thay vào đó hãy ghé đến phòng khám để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện thăm khám định kỳ cho trẻ là ở độ tuổi từ 6-7 tuổi, lúc này răng đã bắt đầu phát triển vĩnh viễn, trẻ cũng đã có ý thức về việc chăm sóc răng miệng. Lúc này các bác sĩ cũng sẽ dễ dàng chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tốt để tương lai trẻ không gặp phải hiện tượng răng mọc lệch.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho ba mẹ những cách khắc phục, có thể là sử dụng niềng răng có mắc cài hoặc dùng khí cụ để điều chỉnh xương hàm cho trẻ. Khi trẻ còn răng sữa, sẽ không thể sử dụng phương pháp niềng răng có mắc cài mà sẽ được cho sử dụng khí cụ – một dụng cụ chuyên biệt để điều chỉnh xương hàm, mở rộng không gian để răng mọc đều hơn, chặn lưỡi giúp hạn chế chuyển động, ngăn việc mút tay….

Trong lúc đeo khí cụ, trẻ được khuyến khích không nên sử dụng các thức ăn dễ gây kết dính như: kẹo cao su, các loại hạt cứng, nước đá….

Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn về những định nghĩa cũng như cách khắc phục đối với răng mọc lệch ở trẻ.

ĐỌC BÀI VIẾT KHÁC

Để lại bình luận

Website sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có đồng ý cho phép sử dụng không? Tìm hiểu thêm

Chính sách riêng tư và bảo mật